Cai Nghiện Ma Túy Bằng Thuốc Ngủ Được Không?

Cai nghiện ma túy bằng thuốc ngủ được không
Cai nghiện ma túy bằng thuốc ngủ được không

Cai nghiện ma túy bằng thuốc ngủ được không?

Cai nghien ma tuy bang thuoc ngu duoc khong

Đối mặt với nỗi đau đớn của cơn “nghiện”, nhiều người nghiện ma túy cũng như gia đình của họ thường tự ý sử dụng thuốc ngủ để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong giai đoạn “cai”. Tuy nhiên, Cai nghiện ma túy bằng thuốc ngủ liệu phương pháp này có thực sự hiệu quả và an toàn?

Vai trò của thuốc ngủ trong quá trình cai nghiện

Theo các chuyên gia y tế, thuốc ngủ (như Seduxen, Gardenal,…) được chỉ định sử dụng trong phác đồ điều trị cắt cơn nghiện của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế tại các cơ sở chuyên khoa, do thuốc ngủ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như tụt huyết áp đột ngột, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vai tro cua thuoc ngu trong qua trinh cai nghien

Vậy vai trò của thuốc ngủ trong quá trình cai nghiện là gì? Khoảng 6-18 giờ sau khi ngừng dùng ma túy, người nghiện sẽ bắt đầu trải qua các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai nghiện như cảm giác bồn chồn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Các triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Thuốc ngủ giúp người nghiện dễ chịu hơn trong giai đoạn khó khăn này, nhưng không phải là biện pháp cai nghiện triệt để.

Nguy cơ của việc tự ý cai nghiện ma túy bằng thuốc ngủ

Nguy co cua viec tu y cai nghien ma tuy bang thuoc ngu

Trên thực tế, việc tự ý sử dụng thuốc ngủ để cai nghiện tại nhà là một hành động cực kỳ nguy hiểm. Các chuyên gia y tế đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do tụt huyết áp tư thế mà không được cấp cứu kịp thời, là hậu quả của việc sử dụng thuốc ngủ mà không có sự giám sát.

Điều trị chống tái nghiện

Cắt cơn nghiện chỉ là một phần nhỏ trong quá trình cai nghiện. Khâu quan trọng nhất là điều trị chống tái nghiện – tình trạng người nghiện tiếp tục sử dụng ma túy sau khi đã cai. Trên thế giới hiện đã áp dụng hai liệu pháp chống tái nghiện hiệu quả là thay thế bằng thuốc Methadone và sử dụng thuốc đối kháng Naltrexone.

Trên thế giới hiện đã áp dụng 2 liệu pháp chống tái nghiện hiệu quả:

Dieu tri chong tai nghien

Liệu pháp thay thế: Người nghiện sử dụng Methadone (loại ma túy yếu hơn heroin) để thay thế heroin. Liều Methadone sẽ được giảm dần trong vài năm cho đến khi cắt hẳn. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 60-70%. Nhược điểm là người cai nếu ngưng lâu không sử dụng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng cai và thời gian để giảm sẽ kéo dài.

Liệu pháp đối kháng: Sử dụng thuốc Naltrexone để đánh bật heroin ra khỏi “điểm đói” trong não, khiến người nghiện mất cảm giác thèm thuốc. Hiệu quả của phương pháp này là 70-80%. Điều quan trọng cần lưu ý là người cai cần được đào thải hết chất gây nghiện trước khi sử dụng thuốc.

Tuy nhiên,bên cạnh việc sử dụng thuốc liệu trình cai nghiện phù hợp, cần kết hợp tâm lý liệu pháp, tạo môi trường sống lành mạnh để hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Thành công của quá trình cai nghiện phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm của người bệnh và sự đồng hành của gia đình.

Kết Luận

Để trở lại cuộc sống bình thường sau những năm tháng lầm lạc vào “ngõ cụt” của nghiện ngập, con đường phía trước của người nghiện vẫn còn rất gian nan và đầy chông gai. Cai nghiện ma túy bằng thuốc ngủ có thể giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu, nhưng sự nỗ lực bền bỉ, kiên trì, liệu pháp cai nghiện phù hợp hiệu quả mới thực sự là chìa khóa dẫn họ thoát khỏi cơn ác mộng nghiện ngập, đón nhận một tương lai tươi sáng hơn.